Home » Cồn Hến – đảo nhỏ nằm giữa sông Hương Huế

Cồn Hến – đảo nhỏ nằm giữa sông Hương Huế

bởi Huế ơi
1.953 lượt xem

Cồn Hến Huế là một trong địa điểm có không gian bình yên và mang nét đặc trưng thôn quê của TP Huế. Với những con đường quên nhỏ, những bến đò bên dòng sông Hương, nhiều quán xá ẩm thực nổi tiếng của Huế và hơn nữa là nét yên bình và hiếu khách của người dân nơi đây.

Cơm Hến là một ăn rất nổi tiếng của cố đô Huế và Cồn Hến là một trong những địa điểm được nhiều khách đến trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực ở đây.

1. Cồn Hến Huế nằm ở đâu?

Cồn Hến là một cồn nhỏ được phù sa bồi lấp ở giữa sông Hương, thuộc địa bàn phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cồn nằm ở phía bên trái Kinh thành Huế.

Cồn Hến với diện tích rộng khoảng 23ha và được kết nối với đường Nguyễn Sinh Cung bằng cây cầu sắt Phú Lưu. Theo phong thuỷ, Cồn Hến được xem là “Tả Thanh Long” và Cồn Dã Viên được xem là “Hữu Bạch Hổ” của Kinh thành Huế.

Cồn Hến là một vùng đất bồi ra giữa sông Hương phía tả (bến trái) của Kinh thành Huế và cũng chia sông Hương thành 2 nhánh. Nhánh Đông là ranh giới giữa Phường Vỹ Dạ và Cồn Hến được nối với nhau bằng cây cầu sắt. Nhánh Tây là ranh giời giữa Cồn Hến và Phường Phú Cát bằng đường sông.

2. Nguồn gốc và tên gọi của Cồn Hến Huế

Theo sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An, cồn Hến từng được tả như: “một cù lao xinh đẹp”, khởi thuỷ gọi là cồn Soi. Khi xưa, hai khe nước giữa cồn phù sa lấp cạn, tôm cá rất nhiều, đêm đêm người đến đây soi, đơm bắt, đèn đuốc sang rực cả một góc trời, cái tên này cũng bắt nguồn từ những hoạt động chài lưới sống bằng nghề soi cá tôm ban đêm, nên có thời cồn Hến được gọi là “xứ cồn cạn”.

Cái tên Cồn Hến sau này mới được đặt, xuất phát bởi hình dáng của cù lao này nhìn từ trên cao xuống trông “hao hao như con hến”. Nhưng có người lại bảo tên gọi ấy là bởi người dân ở đây chuyên làm nghề cào hến, người ta lấy luôn tên nghề này để đặt cho mãnh đất này.

Được biết như là người đầu tiên đến làm nghề cào hến là ông Huỳnh Tương (người xã Diên Đại, Phú Vang). Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1725 – 1738) xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, ông đến dựng chòi gần đầu múi cồn phía trên. Đến đầu niên hiệu Gia Long (1802 – 1820), phường Giang Hến ra đời trên đất “xứ cồn cạn”, từ đó nó được gọi là xứ cồn Hến.

Các nhà phong thủy xưa về cồn Hếncồn Dã Viên giữa lòng sông Hương như sau:

“Tả thanh long, hữu bạch hổ”.

Với ý nghĩa cồn Hến là rồng xanh; cồn Dã Viên là hổ trắng, đôi hổ chầu hai bên tả hữu Kinh thành.

Cồn Hến

3. Hướng dẫn đường đi đến Cồn Hến Huế

Để đến Cồn Hến Huế chỉ 1 con đường duy nhất bằng đường bộ thông qua cầu sắt Phú Lưu (cầu Cồn). Từ trung tâm TP Huế, các bạn đi qua Đập Đá rồi đi thẳng con đường Nguyễn Sinh Cung khoảng 500m, rẻ trái sẽ đi vào địa phận của Cồn Hến.

Cầu sắt Phú Lưu được xây dựng khá lâu (năm 1975) và cũng trải qua nhiều lần trùng tu. Do chỉ rộng 3m nên cầu chỉ dành cho người đi bộ, xe đạp và xe máy. Qua cầu là thẳng tới con đường chính và là con đường duy nhất trên cồn có tên là Ưng Bình. Đây là tên của một nhà thơ thời tiền chiến, tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ưng Bình. Con đường này được ví như một trục xương sống hỗ trợ đi lại trên Cồn, chia đôi Cồn theo chiều ngang.

Ngoài ra để đến được cồn Hến, các bạn có thể đi bằng đường sông Hương. Thuê 1 chiếc thuyền rồng Huế qua số điện thoại 0914.73.1914 sau đó di chuyển từ bến Toà Khâm Huế đến bến cồn Hến. Sẽ là một trải nghiệm thú vị vừa ngắm cảnh sông Hương và thưởng thức ẩm thực cơm Hến trên Cồn Hến.

4. Cồn Hến ngày nay

Qua thời gian, từ một cồn nhỏ được phù sa bồi lấp, cồn Hến ngày nay thành một vùng đất cao với diện tích gần 33 ha, là khu vực dân cư của các tổ 16, 17, 18, 19, 20 thuộc khu vực 6 phường Vỹ Dạ. Đảo cồn Hến ngày nay là một khu dân cư đông đúc trù phú với nhiều công trình nhà cửa, trường học, đền chùa khang trang.

Cồn Hến Huế ngày nay với 1000 hộ dân hơn 4500 nhân khẩu cư trú trên cồn Hến. Mặc dù, có rất nhiều dự án quy hoạch du lịch trên cồn Hến trong 24 năm qua (1998), nhưng vẫn không có kết quả mong muốn. Đến 8/2022. Cồn Hến đã có phương án điều chỉnh quy hoạch về cải tạo và chỉnh trang khu dân cư tại Cồn Hến và thống nhất sẽ xây dựng 2 tuyến cầu đường bộ để kết nối qua Cồn Hến với bờ bắc và bờ nam sông Hương. Cụ thể, xây mới cầu phía thượng lưu Cồn Hến và một cây cầu tại vị trí đường Tuy Lý Vương nối thẳng sang đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc P.Gia Hội.

5. Khám phá Cồn Hến Huế

5.1 Cồn Hến – đảo ẩm thực Huế.

Cồn Hến còn được coi là “đảo ẩm thực Huế” với những quán: cơm hến, chè bắp cồn… và là một trong các địa điểm du lịch của Huế.

Cơm hến vốn là một món ăn dân dã của người dân lao động, được làm từ các nguyên liệu sẵn có, quen thuộc như: cơm nguội để qua đêm, tóp mỡ chiên vàng ruộm, hến tươi, lạc rang, tỏi, muối, bột ngọt, nước sốt ớt, hoa chuối…

Ngoài ra, ẩm thực Cồn Hến còn có một món ăn vặt nổi tiếng nữa chính là món chè bắp (chè ngô). Món chè này gây ấn tượng bởi bắp trồng ở trên Cồn ngon hơn hẳn so với bắp ở các địa điểm khác. Kết hợp với bàn tay chế biến khéo léo của người dân, cơm hến và chè bắp trở thành những món ăn du khách không nên bỏ lỡ khi đến thăm Cồn Hến. 

5.2 Cuộc sống bình yên của con người trên Cồn Hến

Vĩ  Dạ – Cồn Hến Huế vẫn giữ được vẻ đẹp nao lòng và xanh mát theo thời gian dù bên ngoài kia là phố xá nhộn nhịp, kẻ đến người đi. Tuy nhiên, không phải vì tách biệt mà người dân nơi đây sống thiếu thốn các nhu cầu thiết yếu. Tất cả đều đầy đủ chỉ khác là không khí sống “chậm” hơn, tận hưởng và sâu lắng hơn. 

Người dân sinh sống trên Cồn Hến đa phần là dân tái định cư, dân của xã Phú Xuân (Phú Vang) chuyển đến sinh sống và mưu sinh bằng nghề cào hến. Nghề cào hến và chế biến hến được truyền lại và phát triển trong thời gian dài, được xem là nghề chính của cư dân cồn Hến.

5.3 Dạo chơi thôn Vỹ Dạ – cảnh đẹp như trong thơ ca

Thôn Vĩ Dạ là địa điểm gây nhiều thương nhớ cho nhà thơ Hàn Mặc Tử. Quả không sai khi thiên nhiên tạo tác khiến khung cảnh thôn Vĩ luôn thắm đượm vẻ bình yên và hoài niệm hiếm có. 

Tại đây, du khách có thể đi dạo dưới ánh nắng ấm, ngắm nghía những ngôi nhà mộc mạc trong thôn, tận hưởng cảnh quan xanh mát tại những khu vườn nhà người dân… Có lẽ sẽ thật hiếm tìm được nơi đâu có những buổi chiều thật yên bình mang dáng vẻ xa xưa như ở thôn Vĩ Dạ. 

Vẻ đẹp tiếp theo của Cồn Hến được in dấu tại bến đò ngang, nơi người dân giao thương, vận chuyển hàng hóa giữa Cồn Hến và chợ Cồn. Đặc biệt mỗi khi hoàng hôn buông xuống, ánh nắng chiều nhẹ nhàng in bóng xuống mặt sông trong veo. Lặng nhìn chiếc thuyền nhỏ trôi lững lờ trong không gian nắng chiều càng làm cho Cồn Hến đẹp và nên thơ hơn bao giờ hết. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm

Để lại bình luận