Home » Điện Hòn Chén – Chốn linh thiêng vùng đất cố đô Huế

Điện Hòn Chén – Chốn linh thiêng vùng đất cố đô Huế

bởi Huế ơi
30 lượt xem

Điện Hòn Chén – nơi nhiều giai thoại nhất trong quần thể di tích cố đô Huế, tọa lạc trên núi Ngọc Trản, ven bờ sông Hương thơ mộng, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, nằm trên một dãy núi thấp ăn từ chân Trường Sơn chạy về phía đồng bằng của Huế, bị một đoạn của sông Hương chặn đầu tả ngạn.

Cả dãy núi như bị dồn ép nguồn sinh lực ở đây, tạo thành một ngọn núi có vẻ biệt lập, cây cối mọc xanh um, đứng cheo leo bên bờ vực thẳm, đó là chỗ sâu nhất của sông Hương. Người xưa đã chọn hòn núi Ngọc Trản ấy để dựng đền thờ.

1. Giới thiệu đôi nét về điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một di tích tôn giáo, tâm linh thuộc quần thế di tích cố đô Huế. Du khách tìm đến đây không chỉ để khám phá thắng cảnh nổi tiếng mà còn tham gia các hoạt động hành hương để cầu bình an, sức khỏe và tiền tài. Không những thế, ngôi đền này còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn và được xem là di tích đền điện có nhiều giai thoại nhất xứ Huế.

Điện Hòn Chén là biểu tượng tâm linh có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống cúng bái, thờ phụng của người dân xứ Huế. Đây cũng là ngôi điện duy nhất tại cố đô có sự kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cung đình, giữa mê tín dị đoan và văn hóa tâm linh, giữa đồng bóng và lễ hội.

Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén

2. Hướng dẫn đường đi đến điện Hòn Chén

Điện thờ nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km về hướng Tây Nam. Để đến được đền thờ bạn có thể di chuyển theo 2 cách. Cách đầu tiên là đi thuyền rồng trên sông Hương. Cách thứ hai là đi bằng đường bộ.

2.1 Đi đến Điện Hòn Chén bằng đường bộ

Nếu như bạn đi bằng đường bộ thì cần di chuyển theo tuyến đường Bùi Thị Xuân. Tiếp đó, bạn cần rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa và đến bến Than. Sau đó, đi đò sang Điện Hòn Chén.

Hoặc bạn có đi đường Điện Biên Phủ theo hướng Tây của TP Huế, đến ngã ba Đàn Nam Giao, rẻ phải sau đó di chuyển đường Khải Định. Đến Ngã Ba Khải Định và Minh Mạng. Bạn rẻ phải đi đường Minh Mạng. Di chuyển thêm 1km nữa sẽ thấy Lăng Thiệu Trị. Bạn đi thẳng đến Bến Than. Di chuyển bằng thuyền để sang Điện Hòn Chén.

2.2 Đi đến Điện Hòn Chén bằng thuyền rồng trên sông Hương

Nếu như bạn đi bằng đường bộ thì cần di chuyển theo tuyến đường Bùi Thị Xuân. Tiếp đó, bạn cần rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa và đến bến Than. Sau đó, đi đò sang Điện Hòn Chén.

Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén

3. Lịch sử và kiến trúc điện Hòn Chén Huế

3.1 Tên gọi và lịch sử về Điện Hòn Chén Huế

Điện Hòn Chén được khởi công xây dựng từ thời vua Gia Long, chủ yếu thờ Đạo Giáo. Dưới thời vua Nguyễn, điện được ghi nhận trong các văn bằng cổ với tên chính thức là “Ngọc Trản Sơn Từ”, tức “điện thờ tại núi Ngọc Trản”. Đến thời Đồng Khánh (1886 – 1888), điện được đổi tên thành “Huệ Nam” với ý nghĩa “mang lại ân huệ cho người nước Nam”. Ngoài ra điện cũng gắn với nhiều giai thoại ly kỳ khác nữa. 

3.2 Kiến trúc về Điện Hòn Chén Huế

Điều khiến cho du khách thích thú khi đến với điện Hòn Chén đó chính là từng chi tiết bên trong công trình này đều có kiến trúc nghệ thuật trang trí bắt mắt, tinh tế. Theo các bậc cao nhân kể lại, kiến trúc của điện Hòn Chén có ý nghĩa lịch sử, đây là nghệ thuật bậc nhất ở giai đoạn cuối thể kỷ 19. Khi đặt chân đến điện Hòn Chén, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng về 10 công trình lớn nhỏ được đặt ở lưng chừng núi Ngọc Trản. Các công trình này đều hướng mình ra dòng sông Hương, bao quanh là những hàng cây cao xanh mướt. Vì vậy, điện Hòn Chén không chỉ là điểm tham quan kiến trúc mà còn là nơi vãn cảnh, check in được nhiều du khách lựa chọn. 

Trong 10 công trình thì nổi bật nhất là điện Minh Kính Đài nằm ngay chính giữa. Bên trái có dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, am Ngoại Cảnh và động thờ ông Hổ. Bên phải là nhà Quan Cư, chùa Thánh và Trinh Cát Viện. Ngay sát bên dòng sông Hương có am Thủy Phủ. 

Minh Kính Đài được chia làm 3 cung theo thứ tự từ cao đến thấp gồm có Đệ Nhất cung (Thượng cung), Đệ Nhị cung và Đệ Tam cung. Trong đó xếp theo lần lượt là khu thờ, khu để đồ cúng và khu dâng hương. Với bề dày lịch sử lớn lao, ngày nay trong điện vẫn còn lưu giữ hơn 600 món đồ tế thuộc 284 chủng loại có giá trị lịch sử vô cùng quý giá.

Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén

4. Các trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi du lịch tại điện Hòn Chén

4.1 Tham quan các công trình tại điện Hòn Chén

Đến với điện Hòn Chén, chính không gian kiến trúc, văn hóa – lịch sử nơi đây sẽ là địa điểm độc đáo cho du khách tha hồ tham quan chụp ảnh, sống ảo. Tuy nhiên, bởi vì đây là điện thờ, là địa điểm tâm linh vì thế các bạn nên chú trọng đến cách ăn mặc lịch sự, kín đáo nhé.

Làng Hải Cát:

4.2 Lắng nghe những giai thoại về điện Hòn Chén

Một trong những điểm hấp dẫn của điện Hòn Chén đó là những giai thoại bí ẩn gắn với nơi đây hàng trăm năm qua. Cụ thể có 3 giai thoại được người dân lưu truyền đã lâu như:

  • Giai thoại về nữ thần Ponagar 

Đây vốn là một nữ thần Mẹ xứ sở Ponagar. Tương truyền rằng, nữ thần là con gái của Ngọc Hoàng phái xuống để tạo ra đất mẹ và dạy cho loại người cách trồng trọt, chăn nuôi. Về sau, công chúa Liễu Hạnh được đưa vào điện thờ tự bên trong. Sau đó các vị thần khác cũng song hành, được đưa vào điện thờ.

Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà với danh xưng là Thánh Mẫu Thiên Y A Na.

  • Giai thoại vua Thiệu Trị 

Dân gian kể rằng, ở thời vua Thiệu Trị có xây dựng làng cạnh điện thờ. Khi vua cùng với các cung phi du ngoạn trên sông Hương đến thăm làng thì đã lỡ làm rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng nơi vực sâu. Hoàng phi đã cầu khấn Thánh Mẫu Thiên Y Na tìm lại đồ vật. Điều đáng bất ngờ là chiếc ống đã nổi lên mặt nước và hoàng phi lấy về. Phát hiện điều linh thiêng này, nhà vua đã ra lệnh sửa sang lại điện Hòn Chén và cho người dân thờ phụng.

  • Truyền thuyết về chiếc chén ngọc của vua Minh Mạng

Đây là giai thoại được nhiều người biết đến nhất. Dân gian truyền tai nhau rằng, khi xưa vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc trên dòng sông Hương. Sau đó, có con rùa to bằng chiếc chiếu ngậm chén ngọc trả lại cho vị  vua. Vì thế, nhà vua đã đổi tên cho điện thờ này là Điện Hoàn Chén.

  • Giai thoại Vua Đồng Khánh được lên ngôi vua

Vì gặp một giai đoạn éo le của lịch sử triều Nguyễn, vua Ðồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi. Đặc biệt là khi 2 người em của ông là vua Kiến Phúc và Hàm Nghi được lên ngôi còn ông mặc dù lớn tuổi lại không được chọn. Ông bèn nhờ mẹ lên đền Ngọc Trản nhờ người hầu đồng cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na xem mình có làm vua được không. 

Bởi vậy sau khi lên ngôi, Vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ khí tự để thờ và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam điện để tỏ lòng biết ơn Thánh mẫu. Huệ Nam nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam. Với hi vọng Thánh giúp ông thoát được kiếp nạn yểu mệnh.

Cùng năm đó Vua Đồng Khánh xưng thần dưới trướng của Thiên Y A Na. Đây là một sự kiện chưa bao giờ có trong trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Bởi lâu nay, chỉ có vua – người đứng trên bách thần để phong thần chứ chưa hề có ai đi “hạ mình” để xưng thần. Ông đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ và tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu, mặc dù nhà vua chỉ gọi thánh mẫu bằng “Chị” và việc “hạ mình” này gắn liền với giai đoạn bi thương của đất nước.

Vua Đồng Khánh rất tin tưởng về sự linh ứng của nữ thần điện Hòn Chén. Gặp việc gì khó xử ông thường đến đây để cầu đảo và dường như việc gì cũng được như ý nên Vua Đồng Khánh đã phê rằng: “Điện Hòn Chén là một đền linh diệu thiên cổ, thế núi trông thật giống hình con sư tử uống nước dưới sông, quả là chân cảnh thần tiên, cứu đời, giúp người nhiều lắm”.
Tháng 6, 7 năm 1886 tại Huế không có một giọt mưa, vua bèn sai các quan ở Phủ Thừa Thiên lập đàn cầu đảo khắp các đền trong kinh thành nhưng trời vẫn không mưa, đến khi lên cầu đảo tại đền Hòn Chén, chỉ trong một buổi sáng thôi mà trời đổ mưa tầm tã, ai cũng cho là linh ứng. Cũng chính vì sự linh ứng ấy mà Vua Đồng Khánh rất lo sợ trước lời tiên đoán của nữ thần.

Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén

4.3 Tham gia lễ hội điện Hòn Chén

Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng…

Lễ nghinh thần được tổ chức long trọng trên dòng sông Hương để rước nữ thần Thiên Y A Na từ điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát. Xung quanh thuyền rước được trang trí cờ hoa đủ màu, không khí sôi động chìm trong tiếng hát ngân nga của các cô đồng, phường bát, hát văn.

Lễ chánh tế diễn ra ngay sau khi đón rước các vị thần và Thánh mẫu. Nghi lễ này được tổ chức với nhiều hoạt động như: cung nghinh Thánh mẫu, tế làng Hải Cát, phóng sanh, thả đèn hoa đăng… Tất cả đều mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống được du khách rất yêu thích hưởng ứng.

4.4 Nét độc đáo nghi lễ lên đồng

Điểm hấp dẫn nhất của tín ngưỡng này là nghi lễ lên đồng. Đây là nghi thức tâm linh độc đáo, khi ông đồng bà cốt mặc trang phục của thần linh, nhảy múa trong âm nhạc và lời ca miêu tả vị thần đó. Mọi người tận hưởng bầu không khí lễ hội vui tươi, say mê theo dõi hàng giờ không biết mệt vì được sống trong không gian tín ngưỡng độc đáo của riêng họ.

Hầu Đồng hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian thờ nữ thần mẹ đạo Mẫu. Về bản chất, lên đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập thể linh hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa, ngây ngất nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

Khi thần linh nhập vào thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) để phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh.

Nhộn nhịp nhất trong nghi lễ hầu đồng là khi các vị Thánh phát lộc và phán truyền. Lộc Thánh có thể bằng tiền, đồ vật (hoa quả, bánh trái, vật dụng…) mà theo quan niệm dân gian, là thứ thiêng liêng “Một chút lộc Thánh còn hơn gánh lộc trần”. Chính vì vậy không khí lúc phát lộc này cực kì náo nhiệt.

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là “cậu”, nữ giới được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”.

Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén

5. Những lưu ý khi tham quan điện Hòn Chén

Vì là địa điểm du lịch tâm linh, nên khi đến tham quan điện Hòn Chén bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Giá vé ghé thăm điện thờ hoàn toàn miễn phí
  • Bạn cần ăn mặc lịch sự khi ghé thăm điện thờ
  • Tuyệt đối không được xả rác bừa bãi trong khuôn viên điện thờ
  • Lễ phật dâng hương nên có sự hướng dẫn của ban quản lý
  • Nói không với việc chuyện trò rôm rả và khuấy động không gian tĩnh mịch ở điện thờ

Bạn có thể tìm hiểu thêm

Để lại bình luận